2/22/2017

Thánh Etienne Cuenot Thể

Đăng bởi : Tủ Sách Công Giáo (eBooks) | Lúc : 2/22/2017 | Thể loại :

THÁNH ETIENNE CUENOT THỂ

Tác giả: Lm. Nguyễn Tự Do, DCCT
Số trang: 62 (khổ nhỏ)

EPUB
MOBI
PRC

Hướng dẫn cách tải và đọc sách eBooks



Chúa Cứu Thế đã phán trước đây non 2000 năm: “Nếu hạt giống gieo xuống đất mà không hư nát đi, nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó hư nát đi, nó sẽ được nhiều hoa trái tốt tươi” (Ya 12,24). Lời nói đó ứng nghiệm nơi đồng ruộng cũng như trong việc truyền bá Phúc Âm.

Hạt giống Phúc Âm được gieo vãi trên cánh đồng Việt Nam đã hơn 3 thế kỷ. Nhờ những hy sinh và máu đào của các bậc Anh Hùng, Liệt sĩ, hạt giống đó đã nảy mầm, lên cây, đâm ngành, kết quả....

Mười giáo khu miền Bắc, cũng như mười giáo khu miền Nam hiện giờ là tang chứng rõ rệt.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng câ”. Được hưởng những kết quả đó, Giáo Hội Việt Nam không quên những người đi vun trồng nên nó. Tháng 11 năm 1961, Dòng Thánh Đa Minh tại Sài Gòn đã kỷ niệm một cách cực kỳ quan trọng Đệ nhất bách chu niên 4 Chân Phước Tử Đạo đã bỏ mình vì Đức Tin tại Hải Dương (Bắc phần) ngày 06.11.1861. Nay các địa phận miền Nam lại sắp làm lễ “Giỗ Tổ” để kỷ niệm giáp 100 năm Chân phước Xitêphanô Thể (Etienne Cuenot), đã chết rũ tù tại Bình Định (Trung phần) ngày 14.11.1861.

Đức cha Thể đã có công lao rất lớn vì ngài đã khai sinh cho các Địa phận hầu hết miền Nam. Chính ngài đi lập Toà Giám Mục tại Gò Thị trong tỉnh Bình Định, gần Qui Nhơn và đã hội Công đồng đầu tiên tại đó. Năm 1844, vâng lệnh Toà Thánh, ngài đã tách lục tỉnh Gia Định – Đồng Nai làm một Địa phận mới trao cho Đức cha Lefèbvre Ngãi cai quản: đó là Địa phận Sài Gòn ngày nay. Rồi 6 năm sau (1850), ngài lại xin Toà Thánh biệt tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị và nửa Quảng Bình làm một địa phận nữa trao cho Đức cha Pellerin Phan quản trị: đó là địa phận Huế hiện giờ – Do những ngành cây xanh tươi phát triển bởi hạt giống Phúc Âm nhỏ xíu đó đã mọc ra bao nhiêu giáo khu khác tại miền Nam: Komtum (1932), Vĩnh Long (1938), Cần Thơ (1955), Nha Trang ( 1957) và một trật 3 Địa phận Đà Lạt, Mỹ ThoLong Xuyên (1960) !...

Đức cha Xitêphanô Thể quả là “Ông Tổ” của các Địa phận miền Nam.

Đọc truyện ngài chúng ta không thể không cảm ơn Chúa và ngợi khen công nghiệp Ngài. Một trật chúng ta hãy cầu nguyện cùng ngài cho Giáo Hội Việt Nam được như lòng quả cảm cũng như tinh thần tông đồ của ngài, để chúng ta quyết chí chung thành với Đức Tin, với Giáo Hội và hiến toàn thân mở mang Nước Chúa.
 
Mọi công trạng xin tri ân đến các tác giả, nhóm dịch thuật, tủ sách bạn, cùng các cá nhân đã góp vào Tủ Sách Công Giáo các nguồn sách hay và bổ ích.


Rate this posting:
{[['']]}

google+

linkedin